Hotline: 1800.55.88.48
Bài luận xin học bổng hiệu quả | Cập nhật mới nhất 2024
Viết bài luận xin học bổng có khó không? Để hoàn thành đơn xin học bổng, việc làm bài tiểu luận cũng như đáp ứng được các yêu cầu từ phía nhà trường, chắc chắn là một chặng đường gian nan mà du học sinh nào cũng phải trải qua nếu muốn săn học bổng có giá trị.
Khi được triển khai đúng cách, bài luận học bổng cũng là cơ hội để thể hiện bản thân bạn, và suy nghĩ của bạn về một vấn đề nhất định, đây chính là lợi thế mà bạn tự tạo cho chính mình, thay vì chỉ thể hiện trên điểm trung bình và điểm kiểm tra từ trường trung học.
Vậy, hãy cùng ISC Education tham khảo ngay một số ví dụ về bài luận xin học bổng, cách thức viết tiểu luận hiệu quả để dành được học bổng có giá trị lớn nhất nhé!
Tham khảo từ anh chị khoá trước
Bài luận chính là cơ hội để sinh viên có thể thể hiện cá tính và kinh nghiệm sống của mình, có thêm nhiều cơ hội nổi bật hơn so với các ứng viên khác.
Cách tốt nhất để biết được hội đồng nhà trường đang tìm kiếm điều gì chính là xem lại các bài luận xin học bổng của những anh chị đã có học bổng từ các năm trước.
Dành thời gian để phân tích phong cách viết, tư duy đưa ra luận điểm chính là cách để trau dồi khả năng viết tốt nhất!
Tuân thủ 4 nguyên tắc cơ bản
Tương tự như bất kỳ bài luận nào khác đã thực hiện khi đang học THPT, sinh viên sẽ cần có dàn ý bài luận theo cách đơn giản nhất, giúp người đọc dễ dàng tiếp thu và thấu hiểu nội dung, nói cách khác là một “dòng chảy” tốt.
Dưới đây là một số kỹ năng viết để phát triển bài luận xin học bổng hiệu quả
- Đưa ra câu mở đầu mạnh mẽ, hay chính xác là đưa phần Kết luận lên đầu bài, với mục tiêu cho người đọc biết rằng bài viết của bạn sẽ về cái gì! Đây là một cách bắt đàu tuyệt vời, nhưng hãy nhớ rằng, hãy luôn giữ giọng văn của chính bạn!
- Bám sát cấu trúc cơ bản, bao gồm: Mở bài, Thân bài, Kết bài, chính là cách để người đọc biết được rằng, bản thân mình đã đọc đến đâu và còn đang có những phần nào!
- Tách nhỏ đoạn văn để diễn đạt các ý tưởng lần lượt, hiệu quả. Sẽ tốt hơn nếu có nhiều đoạn văn ngắn hơn, so với một đoạn văn dài khổng lồ, khó đọc!
- Đảm bảo rằng kết thúc bài luận một cách ý tứ, gọn gàng và đừng chỉ viết vào ngõ cụt. Ví dụ, sinh viên hoàn toàn có thể đưa ra một tuyên bố cụ thể về lý do tại sao xin học bổng của chuyên ngành đó, ví dụ như: ‘Tôi muốn trở thành một hình mẫu mạnh mẽ cho những phụ nữ trẻ khác, những người ngại không dám thể hiện ý kiến của mình!’.
Bám sát yêu cầu đề bài luận xin học bổng
Hãy đảm bảo đọc thật kỹ về yêu cầu của bài luận từ trường. Nhiều học bổng gợi ý cụ thể chủ đề cho bài luận, ví dụ như: thể hiện phẩm chất lãnh đạo, hoặc tự do tài chính sẽ có tác động như thế nào đến cuộc sống khi còn là sinh viên đại học.
Nếu yêu cầu đầu bài không có câu hỏi trong đó, ví dụ như: Suy nghĩ về tình trạng môi trường và vai trò để cải thiện môi trường sống, vậy hãy sắp xếp lại yêu cầu thành một câu hỏi. Ở đây, câu hỏi có thể là: ‘Tình trạng chung của môi trường tự nhiên trên thế giới là gì, và bạn đang có tác động trực tiếp như thế nào tới cuộc sống nói chung?’. Đây chính là cách để không bị lạc đề.
Qua đó, bạn sẽ cần phải thể hiện khả năng giải quyết vấn đề của bản thân, và cũng chính là những gì ủy ban học bổng sẽ đánh giá khi xét duyệt hồ sơ xin học bổng.
Hãy chọn đề bài yêu thích nếu có thể
Có một số trường đại học hiện nay cho phép sinh viên tự lựa chọn đề tài bài luận học bổng, qua đó bạn có thể lựa chọn viết về một chủ đề, sự kiện có ý nghĩa với bạn. Đây cũng chính là cách để bạn có thể thể hiện cảm xúc, cũng như thực sự tâm đắc và chân thực thể hiện những gì mình đã yêu mến, trải qua.
Đây chính là cách để cải thiện chất lượng bài luận xin học bổng, và chính là cách để hội đồng nhà trường có thể đánh giá sinh viên chính xác nhất.
Do vậy, hãy chọn chủ đề thật sáng suốt, bạn có thể nhắc về một khoảng thời gian cảm thấy tự hào về bản thân. Tốt nhất, hãy lựa chọn một chủ đề mả bản thân cảm thấy thật sự tự hào và tận tâm, thay vì dùng 1 chủ đề bạn nghĩ rằng người đọc bài luận xin học bổng muốn nghe. Đây chính là cách để bạn có thể viết nghiêm túc từ suy nghĩ thật của mình, với sức cuốn hút mạnh mẽ hơn rất nhiều.
Hãy nghiên cứu về trường đại học xin học bổng
Đây chính là cách chính xác để biết được kỳ vọng của nhà trường là gì với các bài luận học bổng của sinh viên, với các câu hỏi cụ thể như: Công ty hoặc tổ chức điều hành chương trình học bổng là ai? Thời gian hoạt động trong lĩnh vực giáo dục? … Hãy tìm hiểu thêm về những người này thông qua thông tin trên website của họ.
Một số nhà trường cũng công bố ‘văn mẫu’, thông tin của người đã đoạt học bổng trước đó trên website, và đôi khi kèm cả bài luận (hoặc một đoạn trích từ bài luận).
Qua đó, hãy hiểu thật rõ nhiệm vụ và động lực của nhà trường khi lựa chọn trao học bổng này. Khi đã hiểu rõ hơn về hội đồng học bổng, bạn có thể điều chỉnh bài luận của mình sao cho phù hợp nhất.
Lưu ý chi tiết: Xác định độ dài của học bổng
Hầu hết các bài luận xin học bổng đều có giới hạn từ cho bài luận nói chung. Thường thì 1 trang giấy sẽ rơi vào khoảng 250 từ, 500 từ tương đương với 2 trang đánh máy, cách dòng đôi (x2), cỡ chữ 12…
Tốt nhất, hãy lấy một bài viết trước đó của mình, xếp theo đúng định dạng yêu cầu để có thể cảm nhận về độ dài khác nhau. Microsoft Word và Google Docs đều có chức năng đếm chữ này.
Một khi đã biết độ dài chính xác, hãy thật kiên trì với nó! Nếu phải viết một bài luận 500 từ, đừng viết 501 từ, bởi bạn vẫn có thể bị loại vì đã quá số lượng từ.
Không nhất thiết phải viết một bài luận với số lượng chữ lớn nhất, do đó hãy để số lượng từ này càng gần với yêu cầu càng tốt!
Động não và lên kế hoạch
Quá trình viết luận của bạn sẽ suôn sẻ và dễ dàng hơn rất nhiều nếu có một bản đồ chỉ đường rõ ràng ngay từ khi bắt đầu, hay còn gọi là Quá tình Bắt đầu, Động não và Lên kế hoạch.
Đầy tiên, hãy có một số ý tưởng nhất định về việc bạn mong muốn làm, cũng như ý nghĩa của bài luận/ câu chuyện đó tới bạn. Sau đó, hãy ‘động não’ và đưa ra dàn ý phù hợp nhất với ý tưởng ban đầu.
Tùy thuộc vào độ dài và chiều sâu yêu cầu của bài luận, bạn hoàn toàn có thể linh hoạt sắp xếp các chi tiết mong muốn đưa vào phần mở đầu, thân bài và kết luận, miễn là nó có logic và hợp lý với chủ đề ban đầu.
Dùng phương pháp ‘Ethos, pathos, và logos’
Đây chính là cách bạn thuyết phục người đọc tốt hơn với các luận điểm mạnh mẽ, thuyết phục, được sắp xếp cực kỳ logic:
- Ethos = Chính là sự uy tín, độ tin cậy hoặc tính thẩm quyền. Với khía cạnh này, bạn có thể đưa vào kinh nghiệm sống của chính mình trong các bài luận xin học bổng. Ví dụ: Có thể nói về Kinh nghiệm làm việc bán thời gian, qua đó đưa ra suy nghĩ của bạn về Luật Lao động tối thiểu hiện nay.
- Pathos = Sử dụng cảm xúc, sự sáng tạo và trí tưởng tượng, để kể câu chuyện của bạn. Ví dụ, bạn có thể vẽ một bức tranh về các loài động vật hoang dã bị tuyệt chủng do có một đám cháy lớn.
- Logos = Sử dụng logic hoặc lý lẽ để truyền đạt quan điểm. Ví dụ: Hãy dùng số liệu thống kê.
Khi đã kết hợp nhuần nhuyễn được cả 3 khía cạnh này vào bài luận, bạn sẽ một bài luận cực kỳ nghiêm túc và thuyết phục!
Trung thực trong bài luận
Cuộc sống và những trải nghiệm của bạn vốn đã rất thú vị, vì vậy, bạn sẽ không cần phải quá tô điểm hay bịa đặt chi tiết để cố tỏ ra xứng đáng hơn với giá trị học bổng.
Vì vậy, hãy đảm bảo rằng các câu chuyện của bạn là ‘thật’ với tính xác thực cao. Người đọc sẽ dễ dàng phát hiện ra những điều ngớ ngẩn trong một bài luận nếu trình bày không cẩn thận.
Ví dụ: Nếu bạn đã là một gia sư, thì sẽ chẳng ai tin nếu nói rằng “trong 4 năm qua, tôi đã có vinh dự được giúp định hình cuộc sống của hàng nghìn người”, bởi chắc chắn rằng, bạn sẽ không đủ sức kèm cặp cho hàng nghìn học sinh!
Thay vào đó, hãy thể hiện bản thân như: “Sau 4 năm dạy kèm 10 học sinh với môn toán và khoa học, tôi cảm thấy rằng kỹ năng toán và khoa học vật chất của mình đã tiến bộ đáng kể”.
Show, Don’t tell – MIêu tả, không nhất thiết phải nói ra
Đây là quy tắc cơ bản để sáng tạo. Hãy vẽ ra một bức tranh sống động cho người đọc, thay vì cố gắng giải thích mọi thứ. Ví dụ, đừng chỉ nói rằng bạn đang căng thẳng khi phải gánh vác công việc và trường trung học, mà hãy minh họa sự căng thẳng đó trong cuộc sống của bạn, ví dụ như đoạn miêu tả:
Bạn có thức trắng đêm và pha cà phê không?
Làm bài tập về nhà trong giờ nghỉ giải lao giữa công việc, hoạt động ở trường và dịch vụ cộng đồng?
Lưu ý hãy miêu tả bối cảnh sống của bạn, thay vì cố gắng nói rằng ‘Tôi đã rất bận’ trong bài văn của mình!
Cụ thể và ngắn gọn
Mặc dù bạn nên dùng từ ngữ để miêu tả, tuy nhiên vẫn nên đi thẳng vào vấn đề. Với các phần không quá quan trọng, hoặc đang cần chuyển đoạn, hãy lựa chọn từ ngữ đơn giản nhất, trực tiếp, để tránh khái quát hoá vấn đề cụ thể, có thể gây dài dòng.
Ví dụ, bạn hoàn toàn có thể làm ngắn phần miêu tả thiên nhiên của bạn như sau:
“Cho dù đang đi bộ đường dài, lội trong đại dương hay trồng hoa theo mùa trong vườn, tôi luôn luôn cảm thấy trẻ lại khi hòa mình vào thiên nhiên.”
Sử dụng dấu chấm than đúng cách
Dấu câu chính là cách nhanh nhất để hiện cảm xúc, sự phấn khích, tuy nhiên nếu sử dụng quá nhiều, dấu chấm than không còn quá ý nghĩa nữa!
Vì vậy, theo nguyên tắc chung, đừng sử dụng nhiều hơn một vài dấu chấm than trong bài luận xin học bổng.
Hãy đảm bảo rằng các dấu chấm than được dùng đúng cách, để khiến bài luận trở nên sáng tạo, nhưng vẫn dễ đọc! Bạn hoàn toàn có thể dùng nhiều dấu chấm than hơn một chút khi chia sẻ một câu chuyện vui hoặc kỷ niệm, ký ức vui vẻ!
Nhiều người lầm tưởng rằng một dấu chấm than sẽ làm cho một câu mạnh mẽ hơn, nhưng thực tế lại là ở cách bạn viết! Câu nói “Tôi mong muốn trở thành một luật sư, để hướng tới một thế giới công bằng và bình đẳng hơn” là một tuyên bố mạnh mẽ, đủ mạnh và không cần đến dấu chấm than.
Hãy nhắc về các khó khăn bạn phải vượt qua
Trong hầu hết các bài luận, bạn sẽ phải nhắc đến một trải nghiệm phải vượt qua. Đây chính là cách để giúp hội đồng chấm thi có cơ hội hiểu được khả năng phục hồi và giải quyết vấn đề của sinh viên. Đây chính là tố chất phân biệt những ai có tiềm năng lớn hơn!
Sai lầm mà nhiều sinh viên mắc phải trong câu hỏi này là viết 100% về những khó khăn mà họ đã gặp phải, nhưng không thừa nhận khó khăn, hay nói về cách đã vượt qua.
Người đọc tiểu luận không mong muốn đọc một câu chuyện không có lời kết, mà còn muốn tìm hiểu xem liệu, sinh viên đã vượt qua các vấn đề đó như thế nào!
Hãy chuyên nghiệp… nhưng luôn là chính mình
Hãy thể hiện tính chuyên nghiệp ngay tại cách viết, do vậy hãy tránh chửi thề và dùng ngôn ngữ không chính thống, tuy nhiên, bạn vẫn sẽ luôn PHẢI là chính mình! Do đó, hãy viết luận theo đúng giọng điệu của riêng bạn.
Không nên quá khiên cưỡng khi viết, qua đó người đọc đọc xong có thể sẽ không biết bạn là ai. Hãy giữ các đoạn văn đơn giản, dễ đọc và rõ ràng, đương nhiên cũng phải luôn đảm bảo rằng nội dung chân thật!
Giới thiệu về bản thân… nhưng luôn khiêm tốn
Bài luận xin học bổng chính là cách tuyệt vời để chia sẻ thành tích đã đạt được. Nhưng đừng chỉ liệt kê tất cả những phẩm chất và thành tích tốt nhất, mà hãy nói thêm về quá trình cũng như lý do để bạn nhận được thành tích đó!
Ví dụ:
Có thể tạo cảm giác Đang Khoe Khoang: “Là một học sinh đạt điểm A, tôi luôn là người đầu tiên đưa ra câu trả lời trong lớp học, tôi là đội trưởng đội tranh luận, cũng là một tình nguyện viên làm việc tại các tổ chức hỗ trợ người vô gia cư, tôi tin rằng mình xứng đáng nhận được học bổng này.”
Thay vào đó: “Tôi luôn hướng tới cuộc sống chăm chỉ, kỷ luật để có kết quả học tập, cũng như thành tích hoạt động tình nguyện tốt nhất, do đó học bổng hỗ trợ tài chính chính là cách để sớm đạt được nguyện vọng này”.
Nói lời Cám ơn thật ngắn gọn
Tính cách, sự cống hiến và tính chính trực sẽ thể hiện một cách tự nhiên trong bài viết, vì vậy bạn sẽ không cần phải thêm đoạn văn cám ơn quá dài dòng.
Hầu hết các bài luận xin học bổng đều khá ngắn, vì vậy hãy tránh làm bài luận của bạn quá dài dòng với lòng biết ơn và lời khen ngợi về cơ hội này. Tốt nhất, hãy kết thúc bài luận bằng lời cám ơn đơn giản, ví dụ như: ‘Cám ơn nhà trường đã cho tôi cơ hội này’.
Dừng lại, đọc kỹ và chỉnh sửa
Chắc chắn rằng, bạn sẽ không bao giờ viết hay được trong lần đầu tiên, mà sẽ phải có nhiều chỉnh sửa để bài văn hay hơn! Đây là sự thật, vì vậy, bạn sẽ cần dành một khoảng thời gian vừa đọc vừa viết lại, và sẽ không có cái gì hoàn hảo ngay trong lần đầu tiên.
Tốt nhất, hãy có thời gian nghỉ ngơi giữa mỗi lần chỉnh sửa, rời xa bài luận một thời gian để giải tỏa tâm trí và sau đó quay lại viết tốt hơn. Đây chính là cách để có con mắt mới mẻ, giúp cải thiện chất lượng bài luận tuyệt vời.
Bạn cũng có thể nhờ giáo viên, bạn cùng lứa hoặc bạn bè tin cậy đọc lại bài luận của mình, để có các cải thiện thuyết phục nhất!
Có đủ thời gian chuẩn bị
Giống như bất kỳ bài thi nào khác, học sinh sẽ cần có đủ thời gian để suy nghĩ về lời nhắc, lập kế hoạch, soạn thảo và sửa đổi. Một bài luận được lên kế hoạch tốt sẽ có khả năng chiến thắng cao hơn nhiều so với bài luận làm trong thời gian ngắn!
Tốt nhất, hãy có ít nhất 2 tuần viết trước khi đến hạn nộp bài, để có đủ thời gian động não, soạn thảo và sửa lại bài luận của mình.
Lý tưởng nhất là bạn nên để lại một vài ngày trong thời gian này để cải thiện bài luận hiệu quả.
Đây chính là cách để tránh bị kiệt sức khi viết luận, cũng như bạn có thể chỉnh sửa lỗi tốt hơn, tìm ra lỗi đánh máy và một số chỗ cần cải thiện.
Tạm kết
Trên đây là tổng hợp 17 bí kíp viết bài luận xin học bổng hiệu quả, có thể dùng để áp dụng cho mọi trường hợp, nhóm loại học bổng, vui lòng liên hệ với ISC Education để được tư vấn du học, xin học bổng có giá trị cao nhất!