Thư giới thiệu | Cơ hội học bổng và Nghề nghiệp | Cập nhật mới nhất 2024

Thư giới thiệu – Letter of Recommendation (LOR) thường do chủ lao động, người giám sát hoặc các thầy cô tại trường viết để ủng hộ nhân viên cũ hoặc cựu sinh viên, đễ hỗ trợ xin cơ hội học bổng, hoặc cơ hội nghề nghiệp mới.

Trong quá trình tuyển sinh ở hầu hết tất cả các nước, Letter of Recommendation là điều kiện bắt buộc để theo học các chương trình học đại học, thạc sĩ như MBA, MS, BBA…

Sinh viên nên lấy Thư giới thiệu ở đâu? 

Tốt nhất, sinh viên hỏi trực tiếp người giám sát thực tập, người quản lý trực tiếp, giảng viên trong trường đại học, thậm chí là khách hàng quen để lấy giấy giới thiệu – Letter of Recommendation. 

Cần đảm bảo rằng những người viết thư giới thiệu hiểu rõ về sinh viên, để có thể đưa ra lời giới thiệu xác thực nhất!

Yếu tố lựa chọn người xin thư giới thiệu

Vậy, sinh viên nên ngầm có những tiêu chí gì để lựa chọn người giới thiệu phù hợp?

  • Người đó có đủ hiểu biết về chặng đường sinh viên đã theo đuổi trong suốt quá trình học tập tại trường không?
  • Người đó có nắm bắt đủ rõ về chuyên ngành học, mong muốn phát triển và tham vọng về thành tích của bạn không?
  • Người đó có đủ tâm huyết, sẵn sàng viết cho bạn một lá thư giới thiệu chi tiết, thực tế về trải nghiệm của bạn không? 
  • Người đó có sẵn sàng đồng ý cho bạn đưa liên hệ của người đó vào mục ‘Reference’ trong CV không?

Trên thực tế, đây đều là những người đã từng rất thân cận với bạn, do đó, tốt nhất hãy gặp trực tiếp, hoặc trao đổi qua điện thoại thật kỹ để xin thư giới thiệu nhé. Chắc chắn rằng, sẽ không một thầy cô nào muốn trả lời sinh viên xin thư giới thiệu qua email, bởi về bản chất, đây là lựa chọn, với họ đây không phải là sự bắt buộc phải viết thư giới thiệu tốt cho bạn.

Bí kíp xin Giấy giới thiệu hay nhất

Dưới đây là một số mẹo nên ghi nhớ để có thể viết Giấy giới thiệu hay nhất:

  1. Nên tránh những tính từ chung chung như “trung thực”, “thông minh”…
  2. Điểm mạnh và điểm yếu của ứng viên nên được nêu ra và diễn giải bằng các ví dụ.
  3. Hãy lựa chọn những người hướng dẫn thân cận, đã có thời gian tìm hiểu, quan sát và hỗ trợ sự phát triển trong kiến thức và tầm nhìn của ứng viên.
  4. Thư giới thiệu nên chân thành, tránh các chi tiết thổi phồng, sai sự thật.
  5. Nên có thông tin liên hệ của người giới thiệu.
Mẫu Thư Giới Thiệu - Letter of Recommendation
Mẫu Thư Giới Thiệu – Letter of Recommendation

Mẫu Thư Giới Thiệu – Letter of Recommendation

Bố cục Thư giới thiệu

Dưới đây là cấu trúc của một thư giới thiệu – Letter of Recommendation phổ biến, với 3 phần cụ thể như sau:

1. Phần Giới thiệu

Phần giới thiệu theo mẫu thư thường sẽ được chia thành năm phần, với phần đầu tiên là tên, địa chỉ cá nhân và thông tin liên lạc. Giống như bất kỳ lá thư trang trọng nào, tên của người viết lá thư này sẽ nằm ở dòng đầu tiên. Tiếp theo sẽ là địa chỉ của người đó, với dòng cuối cùng là email và số điện thoại.

Tiếp theo là ngày, tốt nhất nên viết đầy đủ ngày tháng khi soạn thư.

Tiếp tới phần thứ 3 là tên và địa chỉ của tổ chức của bạn. Dòng đầu tiên chứa bộ phận hoặc văn phòng bạn đang ở, sau đó là thông tin tổ chức, cũng nhưu địa chỉ đầy đủ, nơi bạn đang làm việc.

Phần thứ tư, trước khi vào thân lá thư sẽ là lời chào. Trừ khi đã biết chính xác ai sẽ đọc bức thư, thì phần này thường sẽ gửi đến ‘To Whom it may concern – Nhà tuyển dụng đang quan tâm’.

Cuối cùng, hãy bắt đầu bức thư bằng một đoạn giới thiệu. Đây là lúc có thể chính thức tuyên bố xem bạn đang viết thư giới thiệu cho ai?

2. Phần thân lá thư

Tthân của bức thư thường sẽ bao gồm các thôgn tin như Nội dung chính của lá thư, Khi nào, Ở đâu, Tại sao và Diễn giải câu chuyện của sinh viên trong suốt quá trình học tập, làm việc

Do đó, phần thân bài nên bao gồm tất cả các điểm mạnh, điểm yếu, ví dụ và dẫn chứng về những thành tích mà sinh viên đã đạt được trong quá trình học tập/ thực tập.

3. Phần Kết luận

Kết luận của lá thư giới thiệu được chia thành bốn phần, với phần (1) Là Câu kết thúc của cả Thư giới thiệu, cơ bản là một sự tóm tắt xem rút cuộc sinh viên đó đã có trải nghiệm như thế nào, kèm lời đánh giá vắt tắt về sinh viên trong quá trình học tập/ thực tập. 

Tiếp tới là lời mời liên hệ để rõ hơn về thông tin chi tiết. Đây là lúc có thể mời người đọc liên hệ nếu còn có bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến ứng viên.

Tiếp theo sẽ là một lời chúc, ví dụ như ‘all the best,” “respectfully” or “sincerely’.

Cuối cùng là tên và chữ ký. Hiện nay, phần lớn Thư Giới thiệu đều được viết online, do đó đây sẽ là nơi đặt chữ ký điện tử. Với các sinh viên in lá thư điện tử, phần này sẽ cần có Chữ ký thực tế kèm Tên đầy đủ của người Giới thiệu. 

Thành phần của Thư Giới thiệu – Letter of Recommendation

Thư giới thiệu lý tưởng thường sẽ có độ dài dưới 700 từ, bao gồm 4-5 đoạn văn, với cấu trúc cụ thể như sau:

  • Tên công ty
  • Ngày làm việc
  • Vị trí nắm giữ
  • Trách nhiệm công việc
  • Trình độ
  • Điểm mạnh và khả năng cá nhân
  • Thông tin liên hệ để tìm hiểu thêm về sinh viên.

Đặt câu hỏi đúng tới người giới thiệu

Để giúp giáo viên hoặc người hướng dẫn viết thư giới thiệu đơn giản hơn, hãy hỗ trợ họ bằng cách đặt ra một số câu hỏi, cụ thể như sau:

  • Bạn đã quen ứng cử viên bao lâu rồi?
  • Bạn biết sinh viên ở lĩnh vực chuyên môn nào?
  • Điểm mạnh và điểm yếu trong tính cách của sinh viên là gì?
  • Tại nơi làm việc hoặc tại trường học, họ đã bao giờ gặp phải tình huống bất lợi, hoặc phải đối mặt với thử thách nào chưa? Họ đã xử lý tình huống như thế nào?

Theo ý kiến cá nhân, liệu ứng viên này có đứng đắn về mặt đạo đức?

Tốt nhất, sinh viên hãy đầu tư đủ thời gian và nỗ lực để tìm được người giới thiệu phù hợp nhất với uy tín cá nhân tốt để đảm bảo rằng đơn xin nhập học/ đơn xin học bổng của mình sẽ được xét duyệt thành công.

Tốt nhất, hãy giữ ít nhất một người giới thiệu để phòng các tình huống phát sinh, cũng như nhà tuyển dụng có thể muốn liên hệ với người giới thiệu để có đầy đủ thông tin hơn về ứng viên!

Mẫu thư giới thiệu

Dưới đây là mẫu thư giới thiệu phổ biến trong tiếng Anh sinh viên có thể tham khảo, phù hợp cho cả quá trình xin học bổng, tuyển sinh chương trình giáo dục hoặc dùng để xin việc làm:

Jennie Pham

555 Street Name, City, State 90210 

Mobile: 123-456-7890; Email: johndoe@email.com

May 20, 2021

Department of Biology

University of Washington 

123 Street Name. 

City Name, State 54321

 To Whom It May Concern:

With much respect and enthusiasm, I recommend James Smith for the position of Senior Data Analyst at Precision Medicine Group.

I was James’ professor throughout his four years at the University of Washington, including a biotechnology class in his junior year. James displayed a level of knowledge, grit and analytical thought that I rarely see in my students.

His data analysis and research skills are one of a kind. For his dissertation, “Understanding the molecular mechanisms regulating the early placental development using Next-Generation Sequencing (NGS) datasets,” he received incredible honors and was highly commended by our institution.

James’s intelligence is so out of this world, that he would be bored by most advanced biology courses. He is ready to assume and excel in more advanced studies and possesses the self-motivation to create and execute an independent course of honors study successfully.

His extraordinary analytical skills complement James’s academic strengths — he has been helping our department for the past two years researching and developing a new drug we’re studying.

He has a very special mind, and I trust he will go beyond what you need from him and exceed further.

Please let me know if I can provide any more information to strengthen James’s candidacy for the position. Feel free to contact me in the email and number I left at the beginning of this letter.

All the best,

(signature)

Jennie Pham

Tạm kết

Thư giới thiệu – Letter of Recommendation là tài liệu thiết yếu để sinh viên có thể xin học bổng, đăng ký tuyển sinh cũng như xin việc thành công, đây chính là một cách các nhà tuyển dụng/ hội đồng tuyển sinh xác thực sự uy tín cũng như quá trình học tập của các bạn sinh viên.

Xin Thư giới thiệu – Letter of Recommendation không quá khó, đặc biệt khi bạn đang là sinh viên năm cuối, bởi chắc chắn rằng các thầy cô sẽ không quá khó khăn để hỗ trợ sinh viên có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp.

Vui lòng liên hệ với ISC Education để được tư vấn du học tốt nhất!