Work Permit | Giấy phép làm việc tại Canada | Thông tin mới nhất 2023

Chính sách việc làm tại Canada rất công bằng với cư dân quốc tế, để có thể làm việc tại Canada bạn cần phải được cấp giấy phép lao động để làm việc, đó là Work Permit. Cùng tìm hiểu ngay về work permit Canada và một số chính sách làm việc tại Canada quan trọng mọi du học sinh sau tốt nghiệp cần biết!

Tìm hiểu thêm: Hồ sơ du học Canada gồm những gì?

Work Permit - Tìm hiểu giấy phép làm việc tại Canada
Work Permit – Giấy phép làm việc tại Canada – Tìm hiểu giấy phép làm việc tại Canada

Work Permit – giấy phép làm việc tại Canada là gì?

Tương tự như study permit, sau khi tốt nghiệp nếu các bạn mong muốn ở lại Canada để sinh sống và làm việc, sẽ cần phải nộp đơn xin work permit Canada – giấy phép lao động. Một khi work permit Canada của bạn đã được chính phủ thông qua, quy trình gia hạn visa thị thực sau đó rất dễ dàng.

Ngoài diện Open-Work Permit Canada, cư dân làm việc tự do tại Canada, hiện nay chính phủ Canada đã và đang hỗ trợ các doanh nghiệp nội địa tuyển dụng cư dân nước ngoài thông qua chương trình Employer-specific work permit Canada, cụ thể như sau:

Employer-specific work permit Canada chính là chương trình cho phép người lao động cư trú tại Canada dựa theo hợp đồng lao động đã làm việc với một người sử dụng lao động/ doanh nghiệp tới từ Canada. Để có thể đăng ký diện work permit Canada này, cụ thể, bạn sẽ cần cung cấp đầy đủ các thông tin sau tới chính phủ Canada:

  • Tên của chủ lao động mà bạn có thể làm việc
  • Bạn có thể làm việc trong bao lâu
  • Vị trí nơi bạn có thể làm việc (nếu có)

Người sử dụng lao động cũng cần phải hoàn tất đầy đủ các bước sau:

  • Gửi lời đề nghị tuyển dụng đến Cơ quan Nhập cư, Người tị nạn và Quốc tịch Canada
  • Trả phí hành chính $230
  • Cung cấp số đề nghị tuyển dụng cho bạn (offer of employment number)

Thông thường, quy trình này sẽ mất khoảng 2 tuần để nhận được phản hồi chấp thuận/ từ chối từ chính phủ Canada.

Danh sách công việc (được ưu tiên) tại Canada

Dưới đây là danh sách việc làm được chính phủ Canada ưu tiên dưới dạng ‘Employer-specific work permit Canada’, và không được ưu tiên lựa chọn dựa theo lương và chế độ quyền lợi. Các bạn vui lòng liên hệ và ‘deal’ lương trực tiếp với nhà tuyển dụng của mình, nếu công việc lọt vào danh sách dưới đây:

  • Nhà sản xuất phim hoặc truyền hình
  • Nhà học thuật, làm việc trong các cơ sở nghiên cứu, giáo dục
  • Nghiên cứu sinh tại một số tổ chức nhất định của Canada
  • Công nhân sửa chữa hoặc bảo trì thiết bị công nghiệp hoặc thương mại
  • Hoạt động trong lĩnh vực tôn giáo
  • Làm việc trong tổ chức từ thiện
  • Vận động viên hoặc huấn luyện viên chuyên nghiệp
  • Vũ công, diễn viên, nhạc sĩ dàn nhạc hoặc ca sĩ opera hoặc công việc liên quan
  • Doanh nhân
  • Công nhân ở nông trại (công nhân nông nghiệp)
  • Nhân viên cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, tổ chức quốc tế hoặc chính phủ nước ngoài
  • Nhân viên của chủ sở hữu hoặc người điều hành cầu hoặc đường hầm quốc tế
  • Nhân sự thông qua chương trình Global Talent Stream – Chương trình thu hút tài năng trong lĩnh vực công nghệ
  • Nhân sự thông qua chương trình Atlantic Immigration Pilot, chương trình định cư Canada AIPP được thí điểm từ năm 2017

Chính sách việc làm tại Canada – Lưu ý quan trọng

Những lao động nước ngoài muốn làm việc tại Canada cần phải nắm rõ 5 lưu ý quan trọng sau:

Tìm hiểu thêm: Du học định cư Canada cần điều kiện gì?

1. Sơ yếu lý lịch đầy đủ thông tin khi làm việc tại Canada

Đây là một trong những thủ tục bắt buộc, nếu bạn nhập cảnh vào Canada theo diện có tay nghề & trình độ cao, cụ thể bạn sẽ cần phải có bằng cấp giáo dục (Cao đẳng, Đại học, Thạc sĩ hay Tiến sĩ), kèm với công việc đã ứng tuyển thành công tại Canada.

Cần lưu ý rằng, có khá nhiều công việc được chính phủ Canada ưu tiên, do vậy, hãy kiểm tra danh sách công việc thật kỹ càng, để được hưởng đầy đủ quyền lợi và đãi ngộ khi làm việc tại Canada.

Tìm hiểu thêm: Du học sinh làm thêm tại Canada

2. Tìm việc ở đâu?

  • Các tổ chức phục vụ người nhập cư. Các đơn vị này còn hỗ trợ bạn viết sơ yếu lý lịch, cho phép bạn tham gia vào các hội thảo tìm kiếm việc làm…
  • Ngân hàng việc làm, đơn vị tuyển dụng miễn phí tại Canada, chẳng hạn như, tương tự như Vietnamwork, TopCV…
  • Tổ chức Service Canada, với các thông tin quan trọng về việc làm tại các liên bang, lãnh thổ tại Canada mà bạn đang sinh sống.
  • Website công ty, trực tiếp từ cơ sở mà bạn muốn xin việc.
  • Liên hệ trực tiếp với nhà tuyển dụng để hỏi xem họ có đang tuyển dụng hay không
  • Đến hội chợ việc làm ở thành phố hoặc thị trấn của bạn, nơi bạn có thể gặp gỡ các nhà tuyển dụng và thảo luận về công việc
  • Tổ chức hỗ trợ tìm kiếm việc làm cho người mới đến Canada, ví dụ như: Welcome to Canada

Giấy tờ cần thiết khi xin việc: Tương tự như ở Việt Nam, các bạn sẽ cần phải có sơ yếu lý lịch ‘Resume’ hay còn gọi là CV, thư tự giới thiệu và bản thân và thể hiện rằng, bạn phù hợp với công việc đó.

Quy trình làm việc và phỏng vấn sau đó khá đơn giản, tương tự như ở Việt Nam. Các bạn cư dân quốc tế cần đăng ký tham dự Công đoàn ngay tại doanh nghiệp, để đảm bảo an toàn nơi làm việc cũng như quyền lợi của nhân viên quốc tế tại một số tiểu bang tại Canada. 

Với các bạn đã có con, Canada có khá nhiều dịch vụ chăm sóc trẻ em, bởi bạn bắt buộc phải có người trông trẻ nếu con bạn dưới 12 tuổi, với một số mô hình trông trẻ như sau: 

  • Trường mẫu giáo
  • Trung tâm giữ trẻ ban ngày
  • Trung tâm chăm sóc ban ngày được cấp phép
  • Dịch vụ chăm sóc ban ngày tại nhà

3. Chế độ Hưu trí

Chế độ Hưu trí cũng là một trong những chương trình quan trọng mà bạn cần phải hỏi chủ doanh nghiệp ngay khi mới vào làm, để gia đình dược bảo vệ nếu bạn mất thu nhập vì:

  • Nghỉ hưu
  • Khuyết tật – tai nạn lao động
  • Tử vong

Qua đó, chính phủ Canada sẽ hỗ trợ các khoản hưu trí hàng tháng với người già từ 65 tuổi trở lên, nếu bạn đóng bảo hiểm hưu trí ngay từ khi đi làm. Vui lòng liên hệ với ISC Education để được tư vấn tốt nhất!

Tìm hiểu thêm: Chi phí du học tại một số thành phố của Canada

4. Đăng ký Chương trình Thực tập Liên bang cho cư dân nhập cư

Đăng ký vào Chương trình Thực tập Liên bang cho Người mới nhập cư (The Federal Internship for Newcomers Program). Đây là chương trình dành cho cư dân mới nhập cư đã đủ điều kiện, hiện đang sinh sống và lưu trú tại các tỉnh và thành phố tại Canada.

Thông qua các chương trình định kỳ, đây chính là cơ hội để các bạn hiểu thêm được về văn hóa công sở Canada, kết nối với các chuyên gia cũng như tham gia các buổi đào tạo nói chung.

Tìm hiểu thêm: Cuộc sống du học tại Canada

5. Trau dồi khả năng ngôn ngữ (Tiếng Anh/ Tiếng Pháp)

Yêu cầu ngôn ngữ tại Canada khá cao, cụ thể, Canada có hai ngôn ngữ chính thức là tiếng Anh và tiếng Pháp. Tiếng Anh là ngôn ngữ được sử dụng phổ biến nhất ở hầu hết các tỉnh và vùng lãnh thổ.

Tiếng Pháp là ngôn ngữ chính được nói ở Quebec và một số khu vực của Ontario, New Brunswick và Manitoba. Ngoài ra còn có các cộng đồng nói tiếng Pháp ở tất cả các tỉnh và vùng lãnh thổ trên khắp Canada. Quebec có một thiểu số cư dân nói tiếng Anh.

Chính phủ Canada hiện đang cung cấp tất cả các dịch vụ và tài liệu chính thức bằng cả tiếng Anh và tiếng Pháp, do đó, tốt nhất các bạn nên biết thêm 1 chút tiếng Pháp để dễ dàng giao tiếp, cũng như đọc văn bản, tài liệu.

Cần lưu ý rằng, nếu bạn đăng ký work permit theo diện có Trình độ cao, kỹ năng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp sẽ cần phải đủ (hoặc thừa) điều kiện để có thể đáp ứng được yêu cầu từ lĩnh vực làm việc của mình.

Hầu hết các công việc và ngành nghề được quy định đều yêu cầu bạn:

  • Thông thạo tiếng Anh hoặc tiếng Pháp
  • Có kiến thức vững chắc về tất cả các ngôn ngữ liên quan đến công việc
  • Hiểu các cụm từ hoặc cách diễn đạt được sử dụng, với khá nhiều ‘tiếng lóng’ đến từ Canada.

Thường, bạn sẽ phải làm các bài kiểm tra ngôn ngữ ngay từ đầu vào. Chính phủ Canada cũng khuyến khích rằng, bạn nên xem xét tham gia các lớp học ngôn ngữ để nâng cao khả năng thích ứng với công việc.

Cần lưu ý rằng, luật pháp tại Canada đặc biệt khắt khe khi nhắc đến các vấn đề như đóng thuế đến cơ quan nhà nước, bởi đây chính là nguồn ngân sách để ổn định các dịch vụ xã hội tại các thành phố ở Canada, đảm bảo rằng mọi người dân sẽ được hưởng quyền lợi bình đẳng. Do vậy, các bạn hãy nhớ đăng ký nhận số Bảo hiểm xã hội (FIN) ngay khi bắt đầu đi làm!

Theo quy định từ chính phủ Canada, du học sinh sẽ chỉ được phép làm việc tối đa 20 tiếng hàng tuần. Do vậy, nếu mong muốn ở lại và tiếp tục đi làm, tốt nhất các bạn sinh viên sau khi tốt nghiệp hãy tuân thủ luật pháp, xin gia hạn work permit Canada để có thể đi làm full-time, toàn thời gian, đảm bảo quyền lợi, tài chính khi sinh sống và làm việc tại Canada.

Bạn nên tìm những công việc dễ được cấp giấy phép làm việc Canada

Tìm hiểu thêm: Học ngành nào dễ định cư Canada?

Kết

Điều kiện và môi trường làm việc tại Canada rất tốt, chính vì vậy việc xin giấy phép lao động Work permit là rất cần thiết và phải làm chuẩn hồ sơ. Nếu bạn vẫn còn cảm thấy khó, hãy liên hệ ngay với ISC Education để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất nhé!